Những điều cần biết về khoảng cách phanh không được bỏ qua
Khi chiếc xe của bạn luôn vận hành trong trạng thái tốt nhất sẽ giúp cho đoạn đường dừng xe ngắn nhất. Việc để kính chắn gió quá bẩn, phanh không được
Để chủ động và luôn an toàn trên từng cung đường thì việc trang bị kỹ năng, kiến thức lái xe cho bản thân và vô cùng cần thiết. Những thông tin liên quan tới khoảng cách phanh cũng không được bỏ qua.
Hiểu thế nào về khoảng cách phanh
Khoảng cách phanh được chia làm hai phần cơ bản là khoảng cách phản xạ phanh và khoảng cách đạp phanh. Trong đó, khoảng cách phản xạ phanh chính là quãng đường di chuyển được từ khi mà lái xe nhận thấy có nguy hiểm ở phía trước đồng thời phản xạ ngay sau đó. Khoảng cách đạp phanh lại là quãng đường tính từ khi nhấn chân phanh cho tới khi xe dừng hẳn lại.
Thông tin về khoảng cách phanh an toàn.
Khoảng cách đạp phanh và khoảng cách phản xạ phanh bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau dẫn tới những chênh lệch, sự khác nhau ở khoảng cách phanh ở từng trường hợp lái xe.
Yếu tố nào ảnh hưởng tới khoảng cách phanh
Yếu tố tốc độ
Khi xe hoạt động với tốc độ càng cao thì khoảng cách phanh của chiếc xe đó càng lớn. Những chỉ số liên quan tới khoảng cách phản xạ phanh và khoảng cách đạp phanh chịu tác động lớn bởi tốc độ. Chính vì thế, khi lái xe ở những khu vực có đông dân cư cần đảm bảo duy trì tốc độ vừa phải, ổn định nhằm đảm bảo cho tính an toàn cao, tránh những tai nạn, sự cố có thể xảy ra.
Yếu tố đường đi
Điều kiện đường đi của từng khu vực cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới khoảng cách phanh. Đường ướt, mặt đường có băng tuyết là những cung đường khiến khoảng cách phanh tăng lên do độ ma sát giữa lốp xe và mặt đường giảm.
Nhận thức của người điều khiển xe
Tình trạng, nhận thức của lái xe cũng là yếu tố có ảnh hưởng tới khoảng cách phanh. Một người lái xe trong tình trạng tỉnh táo, minh mẫn, làm chủ tay lái và tốc độ của mình hiển nhiên sẽ kiểm soát tốt, xử lý tốt mọi tình huống có thể xảy ra.
Nhận thức của người điều khiển xe ảnh hưởng không nhỏ tới khoảng cách phanh.
Ngược lại, một người say xỉn, sử dụng chất kích thích trước khi lái xe sẽ khiến khoảng cách phanh tăng cao nên có những sự cố xảy ra trong quá trình lái xe.
Yếu tố lốp xe
Chất lượng lốp xe có ảnh hưởng tới độ ma sát, độ bám đường của chiếc xe. Chính vì thế, đảm bảo lốp xe có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn là cách để đảm bảo khoảng cách phanh luôn trong mức an toàn.
Sử dụng một chiếc xe mà lốp xe đã quá hao mòn sẽ khiến mức độ ma sát giảm, từ đó kéo theo khoảng cách phanh tăng lên đáng kể.
Yếu tố chất lượng xe
Khi chiếc xe của bạn luôn vận hành trong trạng thái tốt nhất sẽ giúp cho đoạn đường dừng xe ngắn nhất. Việc để kính chắn gió quá bẩn, phanh không được bảo trì, đèn pha bẩn làm lái xe mất phương hướng,… là những yếu tố có thể tác động tiêu cực tới quá trình lái xe của mỗi người, vô tình khiến khoảng cách phanh tăng lên.
Khi lái xe bị phân tâm
Không phân tâm khi lái xe để duy trì khoảng cách phanh an toàn.
Trong quá trình lái xe, nếu người điều khiển phương tiện bị phân tâm kh nghe điện thoại, điều khiển điều hòa, nghe nhạc, ăn uống,… thì việc lái xe bị phân tâm, không tập trung vào việc lái xe là điều không thể tránh khỏi. Chính sự phân tâm đã khiến lái xe không kiểm soát được tình hình và những sự cố bất ngờ có thể xảy ra và khiến khoảng cách phanh tăng lên đáng kể, thậm chí những tai nạn cũng có thể xảy ra.
Leave a Reply