Công nghệ kính áp tròng và cách giúp xe điện sạc nhanh hơn

Mục tiêu hiện tại là tăng mật độ của các siêu tụ điện khoảng 1.000 đến 10.000 lần, cải thiện mật độ năng lượng hiện tại khoảng 5 Wh mỗi kg. Trong khi

Các nhà khoa học đã tìm ra một loại nhựa mềm dựa trên công nghệ kính áp tròng có thể giúp khắc phục nhược điểm của xe điện bằng cách giúp chúng nạp điện trong vài giây và di chuyển được quãng đường xa hơn.

Các nhà nghiên cứu của Đại học Surrey ở Anh đang nghiên cứu một loại polymer có thể làm tăng đáng kể hiệu suất của các siêu tụ điện – loại linh kiện điện tử nhẹ có tác dụng lưu trữ và phân phối lượng năng lượng điện lớn cho xe. “Chúng tôi tin rằng đây là một sự phát triển cực kỳ thú vị và có tiềm năng làm thay đổi cuộc chơi”, ông Ian Hamerton – người thử nghiệm công nghệ xe ô tô mới này tại Phòng kỹ thuật hàng không của ĐH Bristol cho biết.

Để chứng minh tính đúng đắn của tuyên bố đó, năm 2011, ông Elon Musk đã nói rằng chính các siêu tụ điện sẽ mang lại bước đột phá cho xe ô tô điện, chứ không phải pin. Trang tạp chí xe hơi Autonews cho biết các siêu tụ này đã tạo nên một cuộc cách mạng trong việc cung cấp năng lượng cho xe lửa và xe buýt tại một số nơi trên thế giới.

Do đó, trong tương lai, các siêu tụ điện này có thể giúp xe hơi điện đi được những quãng đường có khoảng cách tương tự như xe chạy bằng xăng cũng như nạp điện chỉ trong vài giây thay vì hàng giờ.

Mục tiêu hiện tại là tăng mật độ của các siêu tụ điện khoảng 1.000 đến 10.000 lần, cải thiện mật độ năng lượng hiện tại khoảng 5 Wh mỗi kg. Trong khi đó, tại thời điểm hiện tại, mức năng lượng của pin liti-ion và xe chạy xăng là 100 Wh/pin và 2.500 Wh/kg.

Ông Jim Heathcote – CEO của Augmented Optics – giải thích rằng: “Nếu siêu tụ điện mạnh hơn 1.000 lần, có thể sử dụng chúng cho xe buýt. Nếu chúng đạt được 50 Wh, chúng có thể phục vụ cho vận tải thông thường. Mức cao hơn nữa là điều khá xa vời. Chỉ cần hơn khoảng 10 lần là đã rất lớn rồi”.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *